Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015


Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình, đây là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đạt năng xuất lúa 5 tấn/ha. Các địa danh trên cùng nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thiên nhiên như thủy hải sản và lương thực. Đây là những vùng đất mở mới được khai hoang, lấn biển. Chính đặc điểm đó đã sản sinh và kích thích phát triển nghề nấu rượu trở thành các làng nghề truyền thống.

Lúa nếp gặt về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rượu. Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít.

Sơ đồ quy trình sản xuất Rượu Kim Sơn:

1. Nguyên liệu
Trong sản xuất rượu ở nước ta , gạo là nguyên liệu thường được sử dung nhiều nhất. Rượu nấu từ các loại gạo khác nhau thì cho ra chất lượng gạo khác nhau.
VD: Gạo tẻ nấu chất lượng sẽ không thơm và ngọt hơn khi nấu bằng gạo nếp nhưng đổi lại giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều với cùng 1 quy trình đó. Theo kinh nghiệm, rượu nấu từ gạo nếp là ngon nhất - khi uống cho cảm giác êm nồng, thơm ngon, đằm thắm.
Rượu Kim Sơn được sản xuất từ gạo nếp, loại gạo nếp ngon nhất trong vùng. Gạo được xát còn nhiều cám.
Nguyên liệu thứ 2 vô cùng quan trọng tới đó là Men 36 vị thuốc bắc, thông thường ở các vùng miền khác là 8- 10 vị. Đây chính là sự khác biệt rất lớn nhất tạo lên thương hiệu rượu Kim Sơn so với các vùng miền khác tại Việt Nam. Rượu Kim Sơn, rượu là thuốc.
2. Nấu nguyên liệu và trộn men
Mục đích của quá trình nấu nguyên liệu là nhằm phá vỡ màng tế bào của tinh bột, chuyển tinh bột thành trạng thái hòa tan trong dung dịch – hồ hóa tinh bột.
Nguyên liệu sau đó khi nấu được tải ra nong, mành sạch, để nguội đến 30-35 độ thì rắc bột men vào, trộn đều. Tỉ lệ men so với lượng gạo rơi vào khoảng từ 3-7% khối lượng.
3. Lên men
Lên men ẩm là quá trình tạo điều kiền cho enzym amylase của nấm mốc, vi khuẩn xúc tác thủy phân tinh bột. Cơm đã trộn men được đem ủ trong khoàng 5-10 giờ để mốc mọc cả khối cơm: sau đó vun thành đống, phủ kín bằng vải và giữ ở nơi thoáng mát nhiệt độ 28-32độ trong 3-4 ngày có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết.
Lên men lỏng là quá trình nấm men sử dụng đường tạo ra để lên men rượu. Khi cơm rượu có mùi thơm nhẹ của rượu, ăn thấy ngọt , có hơi cay vị của rượu thì chuyển sang ủ trong chum vại kín với nước sạch theo tỷ lệ: 1 phần gạo/2-3 phần nước. Thời gian ủ lỏng kéo dài khoảng 3-4 ngày có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết
4. Chưng cất
Quá trình chưng cất rượu qua bể làm lạnh
Kết thúc quá trình lên men lỏng, cơm rượu được đem chưng cất, thu được rượu trắng truyền thống. Rượu Kim Sơn chú trọng rất lớn khâu này vì đây là yếu tố quyết định tạo ra 1 thứ nước thần kỳ có tác dụng tới sức khỏe như thế.
Với 10kg gạo chỉ rút tối đa 3,5-4lít rượu thậm chí có những hôm thời tiết oi, gió đổi chỉ rút được 2lít. Với những người mới vào nghề gặp thời tiết như thế có thể phải mất trắng nồi rượu.
==>>Chi tiết: http://www.ruoukimson365.blogspot.com ....

0 nhận xét:

Đăng nhận xét