Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Mình có lướt qua các trang mạng và đọc qua những bài hướng dẫn ngâm rượu kim sơn với cây ba kích của họ đều rất chung chung và không hoàn toàn đem lại được 100% tác dụng thực sự của rượu kim sơn và cây ba kích. Chính vì thế mà hôm nay mình đã viết bài này hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu với cây ba kích để chuẩn bị đón 1 mùa đông ấm áp.

Ba kích có tác dụng như thế nào?

Theo bài viết của GS.TS. Phạm Xuân Sinh trên báo Sức khỏe Đời sống, ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn
.
Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
Người ta thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích

Phân biệt ba kích trồng và ba kích tự nhiên

Trong tự nhiên ba kích có hai loại củ: củ màu trắng và củ màu tím. Nhưng do quan niệm sai lầm nhiều người cứ nghĩ củ già mới có màu tím và củ non có màu trắng. Củ tím do có màu sắc đậm hơn nên ngâm rượu sẽ cho màu đẹp hơn. Nhưng trong tự nhiên củ tím cực kỳ hiếm.
Ba kích trồng: củ khá đồng đều vì trồng cùng một thời điểm, củ mọng nước, không bị sâu hà, vỏ mỏng và nhẵn, không có vết sần sùi của thời gian. Củ trồng trên đất được bón kỹ nên hầu như không có một đốt xoắn vặn nào.
Ba kích tự nhiên trong rừng: rất cứng, có thể bị sâu hà đục, vỏ bị xước do bám vào kẽ đá trong quá trình đào bới bị xước, củ nhiều vết xoắn vặn ngoằn nghoèo.
Ba kích khô Trung Quốc: do bị hấp nhũn, sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp, củ tròn xoe từng lóng một nhưng dược liệu đã bị rút sạch trong quá trình hấp.

Cách ngâm rượu ba kích


Khi ngâm ba kích chú ý chọn những củ ba kích tươi ngâm ngay sẽ tốt hơn ba kích khô. Ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng. Bỏ lõi của củ ba kích khi ngâm.
– 1kg ba kích tươi với 5 lít rượu nếp trắng từ 40 độ trở lênrượu đã được để vài tháng càng tốt.
– Rửa sạch bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng. Sau đó để ra 1 chỗ cho ráo nước.
– Ba kích đã ráo nước tiến hàng bóc lõi ra bỏ đi chỉ lấy lại phần thịt của củ.
– Ngâm vào bình thủy tinh hoặc chum sành ngâm rượu.
Rượu ba kích sau khi ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể dùng ngon được. Có thể hạ thổ rượu để đạt hiệu quả cao hơn.
Rượu ba kích thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục, uống xong không bị nhức đầu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét